Tin Tức
Tại sạo Rượu Vang Mỹ lại thường được gọi là California Wine chứ không phải là  America Wine ?

Tại sạo Rượu Vang Mỹ lại thường được gọi là California Wine chứ không phải là America Wine ?

Lịch sử của vang Pháp bắt đầu có từ thế kỷ thứ VI trước công nguyên. So với Pháp, lịch sử vang Mỹ bắt đầu bởi một cuộc di dân lịch sử, nhưng nơi đây lại là vùng đất đại diện cho thế hệ sản xuất rượu vang hiện đại, học hỏi các phương pháp tốt nhất của các nước châu Âu, đồng thời áp dụng triệt để khoa học kỹ thuật tân tiến, mang lại luồng gió mới cho ngành rượu vang thế giới. Bạn cùng chúng tôi bắt đầu khám phá nhé!

I. Lch s

Nước Mỹ thuộc châu Mỹ, được những người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đi phát kiến địa lý và khám phá ra. Đa phần cư dân của châu Âu đến châu Mỹ là để tìm kiếm, sinh sống trên những vùng đất mới. Đương nhiên khi dời bỏ quê hương, họ phải mang theo những thứ quan trọng nhất đối với bản thân, trong đó luôn có Đức tin về đạo Công giáo. Đằng sau việc mang theo tôn giáo chắc chắn họ sẽ phải mang theo rượu vang, bởi không có rượu vang thì không bao giờ có Thánh lễ.

Năm 1562, Huguenot – một người Pháp – đã sản xuất rượu vang tại thành phố Jacksonville thuộc bang Florida. Đến năm 1683, William Penn đã trồng vườn nho đầu tiên ở tiểu bang Pennsylvania. Năm 1769, Padre Junípero Serra đã đem giống nho Vitis Vinifera từ Mexico đến trồng tại bang California.    

Trước năm 1849, một số người sinh sống ở California đào được vàng, tin tức lan truyền rất nhanh ngay sau đó. Nghe được tin tức đó, những người nghèo sống ở phía Đông tổ chức một cuộc di dân sang phía Tây. Cho đến giờ người ta cho rằng đây là một cuộc di dân lịch sử lớn nhất nước Mỹ, tất cả chỉ vì vàng!

Từ năm 1849 đến những năm tiếp theo, khi khai thác được vàng, người dân có cuộc sống tốt hơn, phát sinh nhu cầu thích hưởng thụ. Để đáp ứng điều đó, các quán bar và rượu – một trong những thức uống có cồn xuất hiện. Đương nhiên trên một vùng đất đông dân như vậy thì phải có Cha sứ. Trong quá trình khai thác, tranh chấp xảy ra giữa những người đào vàng, cảnh tượng những cuộc đấu súng và người chết chỉ trong tích tắc là chuyện khá bình thường. Ở đâu có người chết ở đó có Cha sứ đến làm lễ, khi làm lễ Cha sẽ mang theo rượu vang. Đợi rượu vang mang từ châu Âu sang thì mất khá nhiều thời gian nên người ta trồng nho làm rượu vang ngay tại vùng đất này. Ban đầu chỉ trồng nho làm rượu phục vụ cho nhà thờ; dần dần nho được trồng nhiều hơn, rượu vang chất lượng cao cứ thế được sản xuất với số lượng ngày càng tăng.

Tại sao cả nước Mỹ có rất nhiều bang mà chỉ có vang của bang California nổi tiếng đến như vậy? Nhờ việc đào vàng mà người ta vô tình phát hiện toàn bộ nền đất của California là nền đất trầm tích.

Đất trầm tích có những tính chất vô cùng tốt cho việc trồng nho: có thể giữ được nhiệt, thoát nước tốt. Đa phần chúng ta nói đến vang Mỹ thì sẽ nhắc đến hai từ California Wine (rượu vang California) chứ rất ít người nóiAmerica Wine (rượu vang Mỹ).       

Đến tháng 2 năm 1805, Thomas Jefferson – Tổng thống Mỹ thử vang Kentucky ở Thủ đô Washington, đánh dấu việc vang Mỹ bắt đầu được Tổng thống chú ý đến. Năm 1851, Jean-Louis Vignes – người vùng Bordeaux mang 40.000 cây nho nhập từ Pháp và sản xuất 120.000 lít rượu/năm. Năm 1852, Charles Lefranc thành lập vườn nho Almaden.

Kinh nghim nh: Trên thế gii, nhà Charles Lefranc là mt trong nhng nơi bán rượu vang ln nht nhưng ch bán “Jug Wine” – rượu vang bán theo dung tích tính bng lít. Bn ra ngoài siêu th s thy nhng chai rượu vang rt ln, dung tích t 3 – 4 lít. “Jug Wine” có giá thành rt r, bi phn ln nhng loi rượu vang mang giá tr cao s không bán trong chai dung tích ln như vy.     

Năm 1854, John Patchett trồng vườn nho đầu tiên tại thung lũng Napa và vườn nho ngon nhất của nước Mỹ ra đời. Năm 1857, Agoston Haraszthy trồng vườn nho đầu tiên tại Sonoma (vùng gần Napa). Ông đồng thời cũng là cha đẻ của nghề trồng nho hiện đại tại bang California.

Năm 1861, Charles Krug thành lập xưởng sản xuất rượu vang ở Saint Helena – một trong những vườn nho ngon của Cali. Cùng năm đó, chính quyền California trực tiếp lựa chọn nho từ châu Âu xuất sang để phòng ngừa dịch bệnh và những giống nho có phẩm chất không tốt. Chính nhờ việc này mà vang vùng California phát triển hơn cả về số lượng lẫn chất lượng. Năm 1861 cũng là năm đánh dấu mốc lịch sử quan trọng khi Đệ nhất phu nhân Tổng thống Mỹ là Mary Todd Lincoln đã sử dụng vang Mỹ trong Nhà Trắng.

Năm 1863, toàn bộ vườn nho ở châu Âu bị dịch Phylloxera tấn công, sản lượng rượu vang sụt giảm đáng kể. Nhưng do thói quen thưởng thức vang bắt đầu phát triển nên người châu Âu đã nhập khẩu vang của các vùng khác về, trong đó có vang Mỹ. Rất may là thời kỳ này các vườn nho của Mỹ và Chilê không bị dịch Phylloxera tấn công.

Năm 1876, sản lượng rượu được sản xuất ở California đạt 8,7 triệu lít/năm. Đến năm 1889, lần đầu tiên vang Mỹ đã đạt được giải thưởng ở Paris và châu Âu. Năm 1900, 40 xưởng sản xuất rượu vang ở California, New Jersey, New York, Ohio và Virginia đạt huy chương tại hội chợ triển lãm vang Paris. Chỉ sau 20 năm, năm 1920, từ 40 phát triển lên đến 200 xưởng sản xuất rượu ở California.

Trong khoảng từ năm 1920 – 1933, Mỹ ban hành luật Prohibition ( Luật cấm nấu và bán rượu ) trên toàn quốc: Cấm lưu hành thức uống có cồn. Sau khi luật được ban hành, các vườn nho bị yêu cầu chặt bớt đi, chỉ giữ lại số lượng vừa đủ để sản xuất vang cho nhà thờ. Chỉ sau 5 năm, sản lượng vang Mỹ sụt giảm đến 95%. Sau năm 1933, khoảng 60% vang Mỹ được bán ra có độ cồn từ 20% Alc trở lên.

Từ năm 1933 – 1968, “Jug Wine” – vang rẻ tiền bán rất nhiều nhờ hãng Almaden và Gallo & Paul Masson. Vào năm 1960, với sự giúp sức của trường Đại học Davis, vang Mỹ bắt đầu có chất lượng hơn nữa tạo nên các hãng rượu vang nổi tiếng như Robert Mondavi, Clos du Val, Stag’s Leap Cask và Trefethen.

Năm 1976, hãng Stag’s Leap Cask của Warren Winiarski đã đoạt giải trong cuộc thi “Blind tasting” (Thử mù) tại Paris. Trong cuộc thi này, người ta che kín nhãn của 300 chai rượu và thử nếm, sau đó chọn lựa ra 10 chai rượu ngon nhất. Khoảnh khắc gây ấn tượng nhất lúc đó là khi bỏ miếng che nhãn rượu, trong 10 chai rượu ngon nhất thì có 6 chai thuộc vùng Napa của Mỹ. Điều này đã gây ấn tượng mạnh đối với các chuyên gia, những nhà làm rượu và những người yêu vang trên toàn Thế giới. Người ta không thể ngờ chỉ sau 16 năm ngắn ngủi, vang Mỹ đã phát triển tột bậc đến vậy, một bước nhảy vọt thần kỳ mà vang Pháp, vang Ý muốn được như vậy phải trải qua truyền thống sản xuất rượu mấy ngàn năm.

Vang Mỹ trở nên nổi tiếng, thu hút rất nhiều nhà đầu tư khiến diện tích các vườn nho mở rộng, số lượng xưởng sản xuất rượu gia tăng. Chính quyền bang California bắt buộc phải can thiệp vào ngành rượu vang một lần nữa nhằm đảm bảo chất lượng thức uống này. Do đó  vào năm 1978, Mỹ ban hành luật về “xuất xứ rượu vang” – AVA (American Viticultural Area).

Luật AVA của Mỹ quy định:

·         Ít nhất 75% rượu vang phải làm từ giống nho in trên nhãn chai.

·         Ít nhất 85% rượu trong chai phải làm từ những cây nho trồng trong AVA đó.

·         Ít nhất 95% rượu vang phải làm từ nho được hái trong năm thu hoạch in trên nhãn chai.

Có thể bạn đọc luật này và cảm thấy hơi khó hiểu. Chúng tôi sẽ lấy một ví dụ cụ thể để bạn dễ hình dung. Dưới đây là một nhãn chai rượu của Mỹ:

Trên nhãn hiệu trên ghi tên giống nho là Petite Sirah thì rượu trong chai phải được làm từ ít nhất 75% giống nho này, 25% giống nho còn lại không cần công khai. Ít nhất 85% rượu trong chai phải được làm từ những cây nho trồng theo AVA đó, ở trường hợp này AVA là thung lũng Napa (Napa Valley) thuộc bang California. Cuối cùng ít nhất 95% rượu vang phải được làm từ nho được hái trong năm thu hoạch in trên chai, ở trường hợp này là năm 2013. Các nhà làm rượu được quyền kết hợp 5% nho được hái trong các năm khác nhau. Đó là bí mật của các nhà làm rượu để tạo nên những loại vang đa dạng về chủng loại.

Cho đến năm 2002, Mỹ có khoảng 3000 xưởng sản xuất rượu vang cùng với 146  AVA; năm 2012 đã có khoảng 198 AVA. Tổng cộng có 10 tiểu bang Mỹ có số lượng xưởng sản xuất rượu vang và AVA nhiều nhất bao gồm: California, Washington, Oregon, New York, Virginia, Texas, Pennsylvania, Ohio, Michigan và Missouri.

 

Kiến thức về rượu
Copyright © 2013. Ruouvangngon - All Rights Reserved Like Rượu Vang Ngon on Facebook